1
Chat với
JET DENTIST.
Hotline tư vấn miễn phí 0981566886
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

CHẢY MÁU CHÂN RĂNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

29-10-2022

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến thường gặp, khiến không ít người lo lắng, thậm chí là ám ảnh. Tuy đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng vẫn cần chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ chung của cơ thể.

 

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng lợi xung quanh chân răng bị chảy máu và là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng hay thậm chí là sức khỏe toàn thân đang có vấn đề.

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải (Ảnh: Internet)

 

Nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng?

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến và được hình thành từ nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân, bao gồm:

  • Cao răng, viêm lợi: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, không dùng chỉ tơ nha khoa, tồn đọng thức ăn ở các kẽ răng, cao răng tích tụ lâu ngày sẽ kích thích lợi gây chảy máu. 

  • Sâu răng: khi răng bị sâu, nhất là sâu ở kẽ răng, thức ăn đọng lại ở lỗ sâu gây viêm lợi ở kẽ răng. Những ổ nhiễm trùng ở chân răng làm lợi sưng đau, gây chảy máu chân răng. 

  • Các bệnh lý vùng quanh răng: viêm lợi để lâu ngày không được chữa trị sẽ gây tổn thương vùng quanh răng hay viêm nha chu. Khi đó lợi sẽ chảy máu nhiều hơn và kéo dài.

  • Răng mọc lệch, khấp khểnh: khi răng mọc lệch, chen chúc sẽ làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn, thức ăn giắt vào kẽ răng, khó làm sạch làm lợi dễ viêm và phát sinh chảy máu vùng lợi, chân răng.

Sâu răng, đặc biệt là sâu kẽ răng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu chân răng (Ảnh: Internet)

  • Lợi bị tổn thương: Tình trạng này xảy ra khi lợi bị va đập, chà sát lên răng gây áp lực vào lợi, đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng, dùng chỉ tơ nha khoá quá mạnh… sẽ gây nên chảy máu lợi.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ cứng gây tổn thương lợi, ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu Vitamin C.

  • Thiếu vitamin K: Vitamin K là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Khi thiếu hụt sẽ gây chảy máu ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể, trong đó có lợi. 

  • Bệnh lý về gan: gan là một bộ phận lớn của cơ thể đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, trong đó có chức năng làm đông máu. Bởi vậy, bất kỳ loại bệnh nào về gan hoặc mắc chứng nghiện rượu cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của gan và cuối cùng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có chảy máu lợi.

Tình trạng chảy máu chân răng được coi là một trong những biến chứng của tiểu đường. Song, bệnh tiểu đường cũng khiến tình trạng viêm lợi trầm trọng hơn, vùng quanh răng nhanh tổn thương và dẫn đến tình trạng mất răng hàng loạt.

Ngoài ra, tình trạng lợi dễ chảy máu và lâu cầm máu còn là dấu hiệu của bệnh máu khó đông hay bệnh ưa chảy máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu, bệnh sốt xuất huyết do giảm tiểu cầu, bệnh Von Willebrand do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố Von Willebrand trong máu... 

Thậm chí, chảy máu chân răng còn cảnh báo bệnh bạch cầu, đa u tuỷ,... Chính vì thế, không nên chủ quan và điều cần làm là đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời khi tình trạng này kéo dài.

 

Cách điều trị tình trạng chảy máu chân răng

Để điều trị tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên:

  • Lấy cao răng: Cao răng, mảng bám là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm lợi và chảy máu chân răng. Vì vậy, cần đến nha khoa để loại bỏ cao răng kịp thời. 

  • Điều trị ngay các răng sâu và các răng bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, để tránh hiện tượng bị chảy máu chân răng, việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng là rất quan trọng. Cần thực hiện các cách sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng đúng cách, đánh răng nhẹ nhàng với kem đánh răng có chứa Fluor kết hợp với dùng chỉ tơ nha khoa. 

  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối nhạt 3 lần/ngày sẽ giúp lợi khỏe mạnh.

  • Chế độ ăn uống nên cân bằng, khoa học, đủ chất. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế đồ ăn đồ uống ngọt, dính, có ga. Bổ sung Vitamin và khoáng chất ngay nếu cần thiết.

  • Không nên hút thuốc lá.

  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ và hạn chế tối đa dùng thuốc kháng sinh.

  • Thăm khám và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa ít nhất 6 tháng/lần. 

Thăm khám và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần sẽ góp phần ngăn ngừa được tình trạng chảy máu chân răng

Trên đây là những giải đáp về tình trạng “Chảy máu chân răng - nguyên nhân và cách điều trị". Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0242.216.68.68 hoặc đến trực tiếp Jet Dentist để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.

BAN BIÊN TẬP JET DENTIST

——————————————

Jet Dentist - Hệ thống nha khoa 6 sao đẳng cấp

Fanpage:

Jetdentist

Jetdentist - Nha Khoa Thẩm Mỹ Hồ Chí Minh

Jetdentist - Niềng Răng Thẩm Mỹ

Website: https://jetdentist.vn/

YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCBR5FJTA2AkWGY45oC-mcBA

Instagram: https://www.instagram.com/jetdentist/

TikTok: https://www.tiktok.com/@jetdentistvn

Click để Đăng ký

HOTLINE TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH KHÁM MIỄN PHÍ 0981566886

 

test
test 2

Bài mới

Nhận tư vấn

Đăng kí tại đây để nhận liên hệ từ chúng tôi và được tư vấn sắc đẹp miễn phí

đọc nhiều