1
Chat với
JET DENTIST.
Hotline tư vấn miễn phí 0981566886
HIỂU RÕ VỀ Ê BUỐT RĂNG KHI BỌC SỨ

HIỂU RÕ VỀ Ê BUỐT RĂNG KHI BỌC SỨ

25-10-2022

Bọc răng sứ đang dần trở thành xu thế thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn. Song, tình trạng ê buốt sau khi tạo tác cũng trở thành nỗi băn khoăn với nhiều người bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ê buốt răng sau khi bọc sứ và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ sử dụng mão răng sứ để bao bọc bên ngoài lớp men răng, nhằm bao phủ toàn bộ và thực hiện chứ năng của thân răng, đem đến một hình dáng và màu sắc mới, đạt độ thẩm mỹ cao. Quá trình này sẽ khiến răng bị ê buốt, đau nhức trong 1-2 tuần đầu tiên sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, cần thăm khám để khắc phục kịp thời.
 

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi bọc sứ?

Bọc răng sứ bị ê buốt có thể do một trong các nguyên nhân sau:

  • Răng sứ kém chất lượng: Chất lượng răng sứ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Đối với những loại răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo về tính dẫn nhiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, dẫn đến tình trạng ê buốt.

 

Sử dụng răng sứ kém chất lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật, dẫn đến tình trạng ê buốt răng

  • Tủy răng chưa được điều trị triệt để: Sau khi điều trị tuỷ răng, bọc sứ là phương pháp tối ưu để bảo vệ răng gốc. Tuy nhiên, nếu tuỷ răng không được điều trị triệt để trước khi lắp mão sứ thì sẽ không tránh khỏi tình trạng ê buốt kéo dài.

  • Kỹ thuật lắp răng sứ không chuẩn khiến răng bị sai lệch: Mão răng sứ lắp lệch so với khớp cắn khiến lực ăn nhai bị dồn lên thân răng sứ, tăng áp lực lên chân răng thật tạo cảm giác ê buốt, đau nhức.

  • Keo nha khoa bị lỏng: Mão sứ và răng thật sẽ được gắn kết với nhau bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Nhưng nếu có sai sót, phần keo này rất dễ bị lỏng và rò rỉ ra bên ngoài khiến răng bọc sứ bị ê buốt.

>>Xem thêm: Tình trạng ê buốt răng: Cách nhận biết và điều trị


Cách điều trị răng sứ bị ê buốt

Hầu hết tình trạng răng sứ bị ê buốt do chất liệu răng sứ không tốt, bọc sứ sai kỹ thuật, điều trị bệnh lý chưa triệt để,... sẽ gặp biến chứng nặng hơn, thậm chí là rụng răng gốc nếu không được điều trị kịp thời. Cách tốt nhất để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này là đến các cơ sở nha khoa uy tín để điều trị triệt để.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để giảm bớt ê buốt răng sau khi bọc sứ:

  • Uống thuốc giảm đau: Đây là cách cấp thiết hiệu quả bạn có thể sử dụng tại nhà nếu chưa thể đến nha khoa. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn và cho phép của các y dược sĩ trước khi sử dụng.

Uống thuốc giảm đau là cách cấp thiết hiệu quả để điều trị tình trạng ê buốt răng sau khi bọc sứ (Ảnh: Internet)

  • Súc miệng nước muối: Bạn có thể pha loãng 2 thìa muối với nước ấm và súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tình trạng ê buốt răng.

  • Chườm đá: Đá có khả năng làm giảm đau tạm thời hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một ít đá đặt vào khu vực gần răng sứ. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vị trí răng sứ bởi có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

 

Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Bên cạnh việc phát hiện và điều trị kịp thời các tình trạng ê buốt răng, cũng cần một chế độ chăm sóc hợp lý để răng sứ luôn chắc khoẻ và bền đẹp.

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rạn nứt men răng.

  • Ăn nhai với lực cân bằng là cách tốt nhất để tránh vỡ (bể) răng sứ.

  • Hạn chế các loại thức uống đậm màu như: trà, cà phê, các loại nước ngọt có gas... để đảm bảo răng sứ luôn trắng, sáng.

  • Không nên hút thuốc lá.

Chế độ chăm sóc răng miệng

  • Đánh răng sau các bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ.

  • Nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm.

  • Khi chải lưu ý chải nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay mà không chải theo chiều ngang. 

  • Không sử dụng kem đánh răng có thành phần tẩy trắng (không whitening).

  • Sau khi ăn để làm sạch kẽ răng nên sử dụng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, đúng cách.

  • Dùng ngón tay sạch mát xa quanh viền nướu răng sứ nhằm kích thích sự lưu thông máu nơi đường viền nướu quanh đường viền răng sứ.

  • 6 tháng/lần, bạn nên định kỳ đến gặp nha sĩ để thăm khám lại tình trạng răng sứ cũng như khắc phục kịp thời những vấn đề răng miệng.

  • Lấy cao răng định kỳ để tránh các mảng bám tồn tại quá lâu trên răng sẽ tạo thành cao răng hoặc khiến răng xỉn màu.

Trên đây là những giải đáp về tình trạng “ê buốt răng sau khi bọc răng sứ". Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0242.216.68.68 hoặc đến trực tiếp Jet Dentist để được thăm khám và điều trị tận tình nhất.

BAN BIÊN TẬP JET DENTIST

——————————————

Jet Dentist - Hệ thống nha khoa 6 sao đẳng cấp

Fanpage:

Jetdentist

Jetdentist - Nha Khoa Thẩm Mỹ Hồ Chí Minh

Jetdentist - Niềng Răng Thẩm Mỹ

Website: https://jetdentist.vn/

YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCBR5FJTA2AkWGY45oC-mcBA

Instagram: https://www.instagram.com/jetdentist/

TikTok: https://www.tiktok.com/@jetdentistvn

Click để Đăng ký

HOTLINE TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH KHÁM MIỄN PHÍ 0981566886

 

test
test 2

Bài mới

Nhận tư vấn

Đăng kí tại đây để nhận liên hệ từ chúng tôi và được tư vấn sắc đẹp miễn phí

đọc nhiều