RĂNG TẠM LÀ GÌ? VÌ SAO PHẢI GẮN RĂNG TẠM KHI TRỒNG IMPLANT?
19-12-2022
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ giúp khắc phục những trường hợp mất răng vô cùng hiệu quả. Trong quá trình trồng Implant, sẽ có một khoảng thời gian mà bệnh nhân cần phải gắn răng tạm. Vậy răng tạm là gì? Vì sao phải gắn răng tạm khi trồng Implant? Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây.
1. Răng tạm là gì?
Gắn răng tạm là giải pháp phục hình răng tạm thời trong thời gian chờ đợi trụ Implant tương thích với xương hàm. Đây là thuật ngữ chỉ những mão răng được gắn để bảo vệ trụ Implant trong thời gian chờ mão răng sứ vĩnh viễn được chế tác.
Vì chỉ mang tính chất thay thế tạm thời, tuổi thọ của răng tạm là tương đối ngắn nên độ bền sẽ không thể được như mão răng sứ vĩnh viễn. Do vậy, bệnh nhân khi gắn răng tạm sẽ cần lưu ý hơn trong việc ăn nhai và chăm sóc răng miệng trong thời gian này.
Răng tạm sẽ giúp đảm bảo chức năng ăn nhai trong quá trình chờ đợi trụ Implant tương thích với xương hàm (Ảnh: Internet)
2. Vì sao phải gắn răng tạm sau khi trồng implant?
Thông thường, sau khi hoàn tất quá trình đặt trụ Implant bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng để trụ có thể tương thích với xương hàm. Trong thời gian đó, vị trí răng mất sẽ có khoảng trống vì bác sĩ chưa thể gắn răng sứ chính thức lên trụ Implant. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và yếu tố thẩm mỹ. Chính vì vậy răng tạm sẽ được gắn trong thời gian này để khắc phục tạm thời những vấn đề này.
Trong quá trình chờ răng implant, khoảng trống trên răng có thể khiến bạn gặp các vấn đề khách liên quan đến răng miệng vì thế gắn răng tạm là điều cần thiết.
Các nha sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân nên lắp răng tạm thời vào vị trí trồng Implant với mục đích:
-
Che lấp khoảng trống đo răng mất để lại, đặc biệt với những bệnh nhân mất răng cửa thì gắn răng tạm là điều vô cùng cần thiết trong thời gian chờ răng implant
-
Tạm thời phục hồi chức năng ăn nhai
-
Duy trì khoảng cách phù hợp giữa các răng
-
Bảo vệ nướu và trụ Implant, giúp các bác sĩ đánh giá sự phù hợp của răng Implant với người dùng.
3. Trường hợp nào cần gắn răng tạm trên trụ Implant?
Thông thường tất cả các trường hợp sau khi đặt trụ Implant đều được các chuyên gia khuyên nên gắn răng tạm. Tuy nhiên, việc sử dụng răng tạm hay không sẽ còn phụ thuộc vào lựa chọn của khách hàng.
Có một trường hợp sau khi trồng Implant bắt buộc phải gắn răng tạm đó là mất răng cửa.
Việc mất răng cửa sẽ làm quá trình ăn nhai trở nên khó khăn, thức ăn không được xé nhỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể.
Ngoài ra yếu tố thẩm mỹ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng, răng cửa là phần răng lộ ra bên ngoài khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì thế, tác hại khi mất răng cửa là sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ rất nhiều, làm cho bạn thiếu tự tin hơn khi giao tiếp. Chính vì vậy việc gắn răng tạm khi mất răng cửa là điều cần được thực hiện.
Với trường hợp trồng Implant ở răng cửa, việc gắn răng tạm là điều cần được thực hiện (Ảnh: Internet)
4. Thời gian đeo răng tạm sau khi cắm Implant
Thông thường việc đeo răng tạm sẽ diễn ra trong từ hai tuần đến vài tháng, tùy vào trường hợp của từng khách hàng mà thời gian sẽ được rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Với trường hợp phải cấy ghép xương để trồng Implant thì quá trình gắn răng tạm sẽ kéo dài từ 2 - 3 tháng trước khi được gắn mão răng sứ vĩnh viễn.
5. Sự khác biệt giữa răng tạm và răng sứ vĩnh viễn
Hầu hết răng tạm đều có hình dạng và màu sắc tương đối giống với răng thật của người dùng. Tuy nhiên, vì mão răng tạm thời chỉ được dùng trong thời gian ngắn nên độ bền hay tinh xảo đều không thể so với mão răng sứ vĩnh viễn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, vật liệu làm răng tạm cũng sẽ góp phần khiến màu sắc của mão răng không tương đồng với những chiếc răng thật còn lại trong hàm.
6. Những lưu ý khi gắn răng tạm
Việc chăm sóc răng miệng là điều cần thiết trong mọi trường hợp, đặc biệt là khi gắn răng tạm. Sau khi gắn răng tạm bệnh nhân nên tiếp tục duy trì việc vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, cần vệ sinh nhẹ nhàng nơi gắn răng tạm để tránh răng tạm bị bong/lật.
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng, bệnh nhân gắn răng tạm cũng cần cẩn trọng trong việc ăn uống.
Khi gắn răng tạm, chức năng ăn nhai của khách hàng sẽ tạm thời trở về mức bình thường, tuy nhiên chất keo chuyên dụng gắn răng tạm không có tác dụng lâu dài. Do đó răng tạm có thể bong ra nếu chịu lực tác động quá lớn từ việc nhai thức ăn cứng, dính.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thắc mắc “Răng tạm là gì? vì sao phải gắn răng tạm sau khi trồng Implant?”. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0242.216.68.68 hoặc đến trực tiếp Jet Dentist để được thăm khám và tư vấn tận tình nhất.
BAN BIÊN TẬP JET DENTIST
——————————————
Jet Dentist - Hệ thống nha khoa 6 sao đẳng cấp
Fanpage:
Jetdentist - Nha Khoa Thẩm Mỹ Hồ Chí Minh
Jetdentist - Niềng Răng Thẩm Mỹ
Website: https://jetdentist.vn/
YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCBR5FJTA2AkWGY45oC-mcBA
Instagram: https://www.instagram.com/jetdentist/
Click để Đăng ký
HOTLINE TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH KHÁM MIỄN PHÍ 0981566886
Bài mới
Nhận tư vấn
Đăng kí tại đây để nhận liên hệ từ chúng tôi và được tư vấn sắc đẹp miễn phí
đọc nhiều