TÌNH TRẠNG Ê BUỐT RĂNG: CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ
25-02-2023
Ê buốt răng là tình trạng phổ biến, khiến bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức và khó chịu trong quá trình ăn nhai, đặc biệt, cảm giác này còn gia tăng khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị sớm, triệu chứng bệnh và sức khoẻ răng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Tình trạng ê buốt răng là gì?
Cấu tạo của răng gồm 3 phần: Men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng giữ chức năng bao phủ ngà răng và tuỷ răng, nhưng nếu lớp men răng bị mài mòn sẽ làm giảm khả năng bảo vệ. Lúc này, các dây thần kinh trong tuỷ răng sẽ chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ trong đồ ăn dẫn đến việc kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn đau, ê buốt cho người bệnh.
Răng ê buốt là một vấn đề nha khoa phổ biến thường gặp ở người trẻ, trung niên và có thể tiến triển bệnh theo thời gian.
Các biểu hiện của răng ê buốt bao gồm:
-
Khi ăn đồ nóng, lạnh, có tính axit hoặc kết dính sẽ kích thích đến các tế bào thần kinh trong răng, gây ra hiện tượng khó chịu, đau nhức, ê buốt.
-
Trong nhiều trường hợp còn gây ra hiện tượng đau nhức bất thường cho người bệnh.
Cảm giác ê buốt biểu hiện rõ nhất khi ăn đồ nóng hoặc lạnh (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
Có nhiều nguyên nhân khiến răng ê buốt, trong đó phổ biến nhất là do các nguyên nhân sau:
-
Lợi bị thoái hóa: Lợi có tác dụng bao bọc chân răng, bảo vệ lớp thân răng và dây thần kinh bên trong. Khi lợi bị thoái hóa, thân răng không còn được bảo vệ nên tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn dễ dẫn đến tổn hại và khiến răng bị ê buốt.
-
Men răng bị mài mòn: Men răng tiếp xúc nhiều với thức ăn, nước uống hàng ngày, nhất là các thực phẩm chứa nhiều axit khiến cho dịch nuôi dưỡng răng bên trong các ống ngà bị giãn nở, rút chảy khiến người bệnh ê buốt, đau nhức răng.
-
Vệ sinh răng miệng sai cách: Trường hợp dùng bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh theo chiều ngang sẽ làm mòn cổ răng, tổn thương nướu và lộ chân răng.
-
Tác động cơ học: Nhai đồ ăn quá cứng, bị tai nạn hoặc va đập sẽ khiến răng bị nứt vỡ, các đầu dây thần kinh sẽ bị kích thích khiến răng ê buốt.
-
Sâu răng: Các lỗ sâu trên răng nếu sâu vào tủy sẽ làm lộ các đầu tận dây thần kinh trong răng gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức.
Răng bị gãy, vỡ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng răng ê buốt (Ảnh: Internet)
Phương pháp điều trị răng ê buốt
Răng ê buốt ảnh hưởng lớn tới hoạt động ăn uống và trải nghiệm hằng ngày của người bệnh. Thậm chí còn ảnh hưởng đến các răng bên cạnh nếu không được chăm sóc và can thiệp kịp thời. Để điều trị răng bị ê buốt, phương pháp chủ yếu là chăm sóc răng miệng và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm:
-
Dùng kem đánh răng chuyên dụng: Sử dụng đúng loại kem đánh răng có tác dụng điều trị răng ê buốt sẽ ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh.
-
Sử dụng nước súc miệng giàu khoáng: Người bệnh nên sử dụng các loại nước súc miệng giàu khoáng để cung cấp thêm khoáng chất cho ngà răng được khoẻ mạnh, sẽ cải thiện được tình trạng ê buốt.
-
Đánh răng đúng cách: Chải răng theo chiều từ lợi lên thân răng thay cho cách đánh răng theo chiều ngang. Phương pháp này sẽ tránh làm tổn hại lợi và răng.
Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng đúng cách sẽ tránh làm tổn hại lợi và răng, giúp ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng (Ảnh: Internet)
-
Trám đầy các lỗ trên ngà răng: Nếu răng ê buốt do xuất hiện các lỗ li ti ở ngà răng, khiến dây thần kinh cảm giác trong thân răng bị tác động thì cách hiệu quả nhất là tráng men sứ lên lớp ngoài của răng. Sau khi tráng kín các lỗ hở trên ngà răng, trong quá trình ăn uống sẽ ngăn chặn được hiện tượng giãn nở, co rút thân răng gây khó chịu.
-
Diệt tủy răng: Bác sĩ sẽ tiến hành diệt tuỷ răng trong trường hợp tuỷ răng bên trong bị viêm nhiễm hay chết hoàn toàn để tránh viêm, đau.
-
Cấy ghép lợi: Trong trường hợp ê buốt, răng nhạy cảm do tụt lợi, có thể cấy ghép lợi vào chỗ răng bị tụt lợi để răng được bao bọc tốt hơn.
Tựu chung lại, răng ê buốt là tình trạng gây nên nhiều bất tiện và cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Song tình trạng có thể tăng nặng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng trên, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được can thiệp kịp thời, tránh các hậu quả không mong muốn.
Trên đây là những giải đáp về Tình trạng răng ê buốt và cách điều trị. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0242.216.68.68 hoặc đến trực tiếp Jet Dentist để được thăm khám và điều trị tận tình nhất.
BAN BIÊN TẬP JET DENTIST
——————————————
Jet Dentist - Hệ thống nha khoa 6 sao đẳng cấp
Fanpage:
Jetdentist - Nha Khoa Thẩm Mỹ Hồ Chí Minh
Jetdentist - Niềng Răng Thẩm Mỹ
Website: https://jetdentist.vn/
YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCBR5FJTA2AkWGY45oC-mcBA
Instagram: https://www.instagram.com/jetdentist/
Click để Đăng ký
HOTLINE TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH KHÁM MIỄN PHÍ 0981566886
Bài mới
Nhận tư vấn
Đăng kí tại đây để nhận liên hệ từ chúng tôi và được tư vấn sắc đẹp miễn phí
đọc nhiều