1
Chat với
JET DENTIST.
Hotline tư vấn miễn phí 0981566886
Top 7 kinh nghiệm niềng răng bạn cần biết trước khi niềng

Top 7 kinh nghiệm niềng răng bạn cần biết trước khi niềng

28-09-2022

1. Xác định tình trạng răng và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp

Trước khi lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp với bạn, công đoạn thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn là bước đầu tiên không thể thiếu

Để lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp, trước tiên bạn cần thực hiện đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng rặng miệng đang ở mức độ nào (trung bình, khó hay phức tạp). Thông thường, trong quá trình thăm khám bạn sẽ được bác sĩ chỉ định chụp hình X-quang, lấy dấu mẫu hàm hoặc quét dấu răng bằng máy Itero 5D. Sau khi xác định được tình trạng răng sẽ có thể bắt đầu lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Một số tình trạng răng phổ biến, bao gồm:

  • Răng hô: Đây là một trong những trường hợp sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới.

  • Răng móm: là một trong những trường hợp sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa; khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

  • Răng thưa: là hiện tượng răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, hàm răng không khít gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng ăn nhai và đặc biệt là giảm tính thẩm mỹ. 

  • Răng lệch lạc: là hiện tượng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

 

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên để tìm được phương pháp phù hợp với tình trạng răng miệng, nhu cầu thẩm mỹ và tài chính, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi niềng răng. Có 2 phương pháp niềng răng phổ biến:

  • Niềng răng mắc cài (với nhiều loại vật liệu như: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê…)

  • Niềng răng bằng khay niềng trong suốt Invisalign
     

2. Giai đoạn đau nhất của niềng răng

Đa số mọi người trước khi niềng đều lo lắng niềng răng sẽ gây đau đớn. Trên thực tế những cơn đau này cũng không quá sức chịu đựng như bạn vẫn mường tượng. Thông thường tình trạng ê buốt, đau nhức sẽ xuất hiện ở các giai đoạn đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài dây cung, cắm minivis, nhổ răng (nếu có),… Tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng mất đi sau một thời gian ngắn.

Cắm minivis có thể sẽ tạo cảm giác khó chịu trong vài ngày đầu nhưng mang lại hiệu quả tối ưu nhằm rút ngắn thời gian chỉnh nha

Để kéo răng về đúng vị trí trên khung hàm quá trình tạo lực của mắc cài, dây cung cần được thực hiện liên tục. Chính điều này sẽ dẫn đến cảm giác ê buốt, đau nhức. Tuy nhiên cảm giác này sẽ không tồn tại được lâu, chúng sẽ giảm thiểu đáng kể sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào mức đáp ứng đau của cơ thể từng bệnh nhân.

 

3. Nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng

Nhổ răng là vấn đề không bắt buộc trong liệu trình niềng răng. Tùy vào tình trạng răng của từng khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị khác nhau. Trong trường hợp không đủ các khoảng trống bên trên khung hàm, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bớt răng. Đây chính là điều kiện cần để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên khung hàm một cách dễ dàng.

Tùy vào mỗi tình trạng răng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho quyết định nhổ bao nhiêu chiếc răng nhằm đảm bảo quá trình trị liệu tốt nhất. Thông thường những trường hợp được chỉ định nhổ răng là tình trạng răng hô, răng móm, răng lệch lạc.

Nhổ răng là phương pháp để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn theo phác đồ điều trị

Một số kinh nghiệm sau khi nhổ răng bạn cần biết:

  • Không sử dụng nước muối và dung dịch sát khuẩn để súc miệng.

  • Không vệ sinh răng, chải răng vào vùng răng mới nhổ.

  • Không ăn các loại thức ăn có nhiều mảnh vụn tránh rơi vào vị trí nhổ răng gây viêm, sưng mủ.

  • Sử dụng các loại thuốc theo toa thuốc được bác sĩ kê đơn.

  • Ăn các loại thức ăn mềm, loãng và nguội.

  • Chườm đá lạnh vào má vị trí nhổ răng nếu bị sưng đau ngày đầu tiên, những ngày sau đó nếu vẫn còn sưng sẽ thực hiện chườm nóng.

Nếu cung hàm của bạn có đủ khoảng trống thì không cần phải tiến hành nhổ răng. Vậy để biết được bản thân có cần nhổ răng hay không, bạn cần liên hệ đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng thực tế của mình. Qua kết quả thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên nhổ răng hay không, và nếu phải nhổ răng sẽ cần nhổ bao nhiêu chiếc là phù hợp.

 

4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sau khi niềng, nếu bạn chọn phương pháp niềng gắn mắc cài thì trên hàm răng bạn sẽ có thêm hàng mắc cài và dây cung, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn trước. Trong thời gian này, bạn nên dành thời gian vệ sinh răng kỹ lưỡng để tránh thức ăn bám dính trên răng hoặc mắc cài, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu… Theo các bác sĩ nha khoa, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn 30 phút. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải kẽ… để giúp quá trình lấy thức ăn thừa diễn ra dễ dàng hơn.

Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn 30 phút và có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các dụng cụ vệ sinh nha khoa như máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ…

Còn nếu bạn chọn niềng răng trong suốt Invisalign - giải pháp niềng răng trong suốt số 1 Thế giới, thao tác chải răng hằng ngày lại trở nên vô cùng đơn giản và thoải mái. Bạn chỉ cần tháo khay niềng và sử dụng bàn chải lông mềm để thực hiện quá trình chải răng. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để vệ sinh những vùng kẽ răng mà bàn chải không thể chạm tới, bên cạnh đó là sử dụng kèm nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch. Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm một bàn chải lông mềm khác để vệ sinh cho khay Invisalign của mình theo thao tác sau: 

  • Điều cần thiết là làm sạch khay niềng của bạn trước khi bạn đeo khay trở lại sau khi ăn, và lặp lại bước này tối thiểu 2 lần/ ngày. Nếu bạn không vệ sinh đúng theo quy trình, điều này có thể dẫn đến việc vi khuẩn và thức ăn tích tụ trong khay Invisalign, làm tăng nguy cơ đổi màu khay niềng và thậm chí hình thành sâu răng trong quá trình mang khay.

  • Sử dụng bàn chải làm sạch khay niềng dưới vòi nước để vệ sinh khay niềng Invisalign, nhưng bạn có thể cẩn thận hơn bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh Invisalign chuyên dụng.

 

5. Cách ăn uống đúng cách khi đang niềng răng

Những ngày đầu mới niềng răng, lúc này bạn sẽ chưa quen với khí cụ trong miệng cũng như sự dịch chuyển của răng. Vì thế, giai đoạn này bạn nên sử dụng những thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ ăn nấu chín kỹ. Đối với thực phẩm như thịt, cá, trái cây, bạn nên cắt nhỏ ra để có thể dễ dàng ăn nhai, tránh trường hợp bung và gãy mắc cài.

Nên hạn chế đồ uống, thực phẩm có màu trong quá trình niềng răng để phòng ngừa răng, dây thun, khay niềng bị ố vàng gây mất thẩm mỹ

Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm dai, cứng, dẻo: với những thực phẩm này, bạn nên hạn chế vì nó dễ làm rơi, gãy mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.

  • Những thức ăn có màu như nghệ, cà ri… bạn cũng nên hạn chế bởi vì nếu bạn không vệ sinh sạch, bám dính trên răng, dây thun gây mất thẩm mỹ.

  • Đồ ăn nhiều đường như kẹo mạch nha, bánh… vì đường có thể bám dính trên răng, gây ra những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.

 

6. Xử lý các vấn đề thường gặp khi niềng mắc cài

Trong quá trình niềng răng bằng mắc cài bạn sẽ gặp những vấn đề như bung mắc cài, đau răng hay tổn thương các mô mềm vùng môi, má, nướu khi cọ xát với mắc cài… đây là những vấn đề đơn giản và thường xuyên gặp phải của các đồng niềng. Đừng quá lo lắng, bởi sẽ có những giải pháp giúp bạn khắc phục được những điều này.

Giảm đau khi mô mềm bị trầy xước: trong quá trình niềng các mắc cài, dây cung có thể cọ vào phần môi, má, nướu gây đau và khó chịu, thậm chí còn dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng, trong trường hợp này bạn không cần phải quá lo lắng trước tiên hãy uống thật nhiều nước để môi miệng không bị khô, sử dụng các loại gel bôi nhiệt miệng và dùng sáp nha khoa đặt vào các vị trí tiếp xúc cấn cộm giữa mắc cài, dây cung với phận cọ xát.

Bung tuột mắc cài là vấn đề thường gặp ở hầu hết các “đồng niềng” khi đang trong quá trình niềng răng

Xử lý mắc cài bị bung tuột: khi niềng răng không thể tránh khỏi việc bung tuột mắc cài, cách xử lý đơn giản là bạn chỉ cần giữ lại chiếc mắc cài bị rơi, sau đó liên hệ với cơ sở nha khoa của bạn để được gắn lại. Tuy nhiên, để hạn chế việc bung mắc cài bạn cũng nên ăn chậm, ăn các loại thức ăn được cắt nhỏ.

 

7. Chi phí niềng răng

Chi phí niềng răng ở từng thời điểm sẽ có sự thay đổi nhất định cũng như phụ thuộc vào phương pháo niềng răng mà bạn lựa chọn. Theo khảo sát, mức giá niềng răng đang giao động trong khoảng từ 30.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, chi phí này được phân bậc theo từng phương pháp niềng răng khác nhau.

Tuy nhiên ngoài quan tâm đến giá thành bạn còn cần lưu ý đến chất lượng dịch vụ bởi trên thực tế không phải nha khoa nào cũng có thể đảm bảo mang lại hiệu quả niềng răng cao cũng như sử dụng các vật liệu, khí cụ đảm bảo.

Trên đây là những thông tin liên quan tới vấn đề niềng răng được các chuyên gia, bác sĩ tại Jet Dentist tham vấn. Để được giải đáp thêm các thắc mắc của riêng bạn hoặc cần được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ ngay theo số hotline 024.2216.6868 của Jet Dentist. Chúng tôi luôn sẵn sàng được hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.

BAN BIÊN TẬP JET DENTIST

——————————————

Jet Dentist - Hệ thống nha khoa 6 sao đẳng cấp

Fanpage:

Jetdentist

Jetdentist - Nha Khoa Thẩm Mỹ Hồ Chí Minh

Jetdentist - Niềng Răng Thẩm Mỹ

Website: https://jetdentist.vn/

YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCBR5FJTA2AkWGY45oC-mcBA

Instagram: https://www.instagram.com/jetdentist/

TikTok: https://www.tiktok.com/@jetdentistvn

Click để Đăng ký

HOTLINE TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH KHÁM MIỄN PHÍ 0981566886

 

test
test 2

Bài mới

Nhận tư vấn

Đăng kí tại đây để nhận liên hệ từ chúng tôi và được tư vấn sắc đẹp miễn phí

đọc nhiều